Chồng dội nguyên can a.x.i.t từ đầu xuống chân vợ, cô vợ m.ất 5 ngày bỗng nhiên sống lại như 1 phép màu
Bị chồng cũ tạt axit khắp cơ thể, Huyền chết lâm sàng 5 ngày, điều kỳ diệu đã xảy ra, cô tỉnh lại trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Cuối tháng 3/2018, câu chuyện của huyền (34 tuổi, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội) bị chồng cũ là Phạm Văn Thông (36 tuổi) dùng axit tạt lên người từng khiến dư luận xôn xao. Hơn một năm sau biến cố khủng khiếp nhất trong cuộc đời, người phụ nữ này giờ ra sao?
5 ngày chết lâm sàng, 21 cuộc phẫu thuật
Hơn một năm qua, viện bỏng quốc gia Hà Nội) là ngôi nhà thứ 2 của Đặng Thị Thanh Huyền. Hàng ngày, cô vẫn điều trị những di chứng của bỏng axit. Mỗi sáng, Huyền sẽ đi thay băng, sau đó tập phục hồi chức năng cả ngày. Khi có thời gian rảnh, cô đọc sách và nói chuyện với những bệnh nhân trong phòng.
Sau khi xảy ra tai nạn, Huyền rơi vào tình trạng chết lâm sàng trong suốt 5 ngày. Khoảng thời gian ấy, bệnh viện đã đôi lần nói chuyện với gia đình về việc đưa cô về chuẩn bị “lo hậu sự”. Nhờ sự tận tình cứu chữa của các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu, điều kỳ diệu đã xảy ra, Huyền tỉnh lại trong sự ngỡ ngàng của mọi người.
“Khi tỉnh dậy, tôi mới bắt đầu cảm nhận được sự đau đớn từ những vết thương khắp cơ thể. Vết bỏng liền da, tôi thực sự hiểu cảm giác ‘sống không bằng chết’, các vết sẹo co kéo khiến mắt không nhắm được, miệng bị thu nhỏ ảnh hưởng đến ăn uống, cổ kéo gập xuống ngực”, chị Huyền kể lại.
Đến nay, người phụ nữ này trải qua 21 cuộc phẫu thuật cấy ghép da, tạo hình. “Tôi từng nghĩ đến cái chết vì thấy mình khổ quá. Có lẽ, tôi chết đi sẽ thấy nhẹ nhàng hơn. Nhưng nghĩ đến con gái, sự quan tâm của gia đình, nỗ lực cứu sống của nhiều y bác sĩ, tôi chấp nhận với thực tại, suy nghĩ tích cực hơn”, Huyền tâm sự.
Cô cho hay người truyền cảm hứng, giúp mình có động lực chiến đấu bệnh tật là bác sĩ Lâm Đan Chi. Khi đó, bác sĩ Chi đã động viên và nói với cô: “Huyền và cô là cộng sự. Chúng ta cùng nhau hợp tác, giúp đỡ nhau được không? Ca của Huyền thành công thì cô cũng được khen”.
Với cô, đó là lời nói như tiếp thêm sức mạnh, ngoài sự chăm sóc hàng ngày của cha mẹ, Huyền thấy mình vẫn còn có ích dù đang là bệnh nhân.
Sau 2 tháng điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu, cô được chuyển đến khoa Phục hồi chức năng. “Đây là chuỗi ngày tập luyện như cực hình đối với các bệnh nhân bỏng sau lành vết thương. Sẹo bắt đầu co kéo làm biến dạng các bộ phận bị bỏng, hạn chế cử động của bệnh nhân”, Huyền cho hay.
Người phụ nữ này bị bỏng nặng vùng đầu, hở sọ nên mỗi khi thời tiết thay đổi, đầu lại đau như “búa bổ”. Có lần, Huyền ngất lịm vì quá đau. “Tôi uống thuốc giảm đau thay cơm, ngày đủ 3 bữa”, cô cười, nói.
Sau 7 tháng điều trị liên tục, Huyền từng bước phục hồi lại các chức năng như đi lại, miệng đỡ bị co kéo, nói được bình thường, mắt dần mở rộng. Đầu tháng 12/2018, cô được chuyển lên – Thẩm mỹ, dần tìm lại diện mạo trước đây.
“Dù có biến dạng thế nào, mẹ vẫn là mẹ mình”
Hơn một năm điều trị ở viện, số lần Huyền gặp con gái chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mỗi ngày, cô chỉ chờ đến tối để hai mẹ con có thể nói chuyện với nhau qua điện thoại.
“Con gái là người chứng kiến toàn bộ sự việc xảy ra. Nhìn mẹ đau đớn vì bị bỏng, con hoảng loạn và gào khóc thảm thiết gọi hàng xóm đến cứu mẹ. Sau đó, bé bị sang chấn tinh thần, phải nghỉ học suốt một tuần. Con đã quen với việc có tôi đưa đón đến trường, cùng nhau học bài và ngủ cạnh mẹ.
Từ khi mẹ ở viện, nếp sinh hoạt của con bị xáo trộn, kết quả học tập giảm sút. May mắn, cô giáo và nhiều phụ huynh giúp đỡ con vượt qua cú sốc tâm lý”, Huyền nghẹn giọng, mắt đỏ hoe vì xúc động.
5 tháng ở viện, không được gặp con, Huyền “liều” trốn về nhà. Trong tưởng tượng, cô nghĩ con sẽ chạy đến ôm mình. Nhưng nhìn gương mặt mẹ bị biến dạng, con giật mình, không dám lại gần. Chị tủi thân, nước mắt lăn dài.
30 phút sau, con gái mới đến gần mẹ, leo lên giường nói với Huyền: “Mình vẫn rất yêu mẹ. Dù có bị biến dạng như thế nào, mẹ vẫn luôn là mẹ của mình”. Câu nói của con khiến cô vỡ òa trong hạnh phúc, mọi đau khổ như được bù đắp phần nào.
Mẹ nằm viện, bé đã dần quen và tập thích nghi với cuộc sống không có mẹ quan tâm, chăm sóc mỗi ngày.
Đặng Thị Thanh Huyền đã đi được 3/5 chặng đường tìm lại diện mạo cũ. Cô tâm sự sau khi hoàn thành các cuộc phẫu thuật sẽ quay trở lại với công việc dạy học. “Nhớ trường lớp nên tôi khao khát gương mặt sẽ trở lại bình thường để tự tin đứng lớp”, Huyền chia sẻ.